'Nguồn cung margin dồi dào có thể đẩy VN-Index lên 1.730 điểm'

Công ty Chứng khoán Rồng Việt & VNDirect

05/01/2022 07:30

Mức sinh lời cao của kênh đầu tư chứng khoán trong năm 2020-2021 đã thu hút sự quan tâm của một bộ phận lớn nhà đầu tư cá nhân Việt Nam.

ndt-girl2-1618921472.jpeg

 


Theo báo cáo chiến lược cho năm 2022, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo VN-Index có thể dao động trong khoảng 1.340-1.730 điểm, dựa trên kịch bản tăng trưởng EPS đạt 17% năm 2022 của danh mục cổ phiếu Rồng Việt đang theo dõi (đại diện 41% vốn hóa thị trường) và mức PE dự phóng 2022 là 16,4 lần.

Nhóm chuyên gia tin rằng điều này sẽ tiếp tục diễn ra trong năm nay với ước tính bình quân mỗi tháng sẽ có thêm khoảng 150.000 tài khoản mở mới. Thanh khoản khớp lệnh bình quân toàn thị trường dự báo dao động trong khoảng 30.000-35.000 tỷ đồng/phiên, tăng 36% so với năm ngoái.

"Chúng tôi hy vọng thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục thu hút các nhà đầu tư mới, phù hợp với mục tiêu của Chính phủ để đạt được 5% dân số có tài khoản chứng khoán vào năm 2025", báo cáo viết.

 

Ngoài ra khối công ty chứng khoán cũng đang tăng cường huy động vốn để tăng nguồn cho vay margin. Nếu điều đó xảy ra, sẽ có thêm nguồn tiền mới chảy vào thị trường. Dư nợ cho vay ký quỹ cuối 2021 đã đạt 144.400 tỷ đồng, là mức cao nhất trừ trước đến nay.

Hiện các công ty như SSI, Mirae Asset, VNDirect là các đơn vị có kế hoạch tăng vốn mạnh. Làn sóng tăng vốn này kỳ vọng giúp cho dư nợ cho vay margin sẽ tăng trong năm tới, đây sẽ là yếu tố hỗ trợ thúc đẩy thị trường tiến xa hơn.

Dù vậy thị trường có thể sẽ “nhạy cảm” hơn và biến động mạnh trước thông tin tiêu cực, đặc biệt khi mà định giá cổ phiếu đã lên mặt bằng cao hơn rất nhiều so với giai đoạn trước khi xuất hiện Covid-19 lần đầu tiên (hồi tháng 3/2020).

VDSC dẫn một số thông tin tiêu cực như (1) Lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát nhưng rủi ro về lạm phát vẫn là yếu tố cần theo dõi; (2) Xác suất lây nhiễm đối với các chủng virus kháng vaccine sẽ góp phần gia tăng tính bất định của quá trình phục hồi kinh tế; (3) Các biến động về địa chính trị toàn cầu, xu hướng thu hẹp chính sách nới lỏng tiền tệ gây ra biến động tiêu cực trên thị trường chứng khoán quốc tế.

Trong năm 2022, ước tính bình quân mỗi tháng sẽ có thêm khoảng 150.000 tài khoản mở mới. Thanh khoản khớp lệnh bình quân toàn thị trường dự báo dao động trong khoảng 30.000-35.000 tỷ đồng/phiên, tăng 36% so với năm ngoái.

Kể từ sau đợt giãn cách vào quý III/2021,thị trường đã đi vào vùng trống thông tin hỗ trợ khiến nhóm cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt hầu như không tăng trưởng về giá.

Trong khi đó sự hưng phấn của lớp nhà đầu tư mới thúc đẩy mức tăng giá nhanh chóng của nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, đưa thị giá của rất nhiều cổ phiếu vượt xa giá trị thực của doanh nghiệp.

Nhóm chuyên gia dự báo sự phi lý trí này có thể sẽ tiếp diễn, ít nhất đến mùa công bố kết quả kinh doanh quý IV/2021, thời điểm mà điểm mạnh - yếu của các doanh nghiệp được thể hiện rõ nét. Nhưng điều này cũng giúp nhà đầu tư cá nhân mới có kinh nghiệm hơn trong việc sàng lọc cổ phiếu đầu tư, để không trở thành người cuối cùng rời khỏi con tàu đầu cơ.

VDSC nhận định tốc độ phục hồi kinh doanh sẽ khác nhau giữa các lĩnh vực, và thậm chí sẽ có sự phân hóa giữa các doanh nghiệp trong ngành. Dòng tiền đầu tư sẽ có sự luân chuyển và phân hóa giữa các ngành/cổ phiếu.

Do đó khả năng xác định thời điểm giải ngân và lựa chọn đúng cổ phiếu (stock-picking) có thể sẽ mang lại hiệu suất đầu tư tốt hơn. Những doanh nghiệp có thể hồi phục nhanh nhờ các gói hỗ trợ kinh tế và cầu tiêu dùng, cũng như bắt nhịp được sự thay đổi hành vi khách hàng sau đại dịch là những doanh nghiệp được ưa thích.

Về vĩ mô, VDSC tin rằng sự kết hợp giữa tiến độ tiêm chủng vaccine, lĩnh vực sản xuất phục hồi, chi tiêu tiêu dùng tăng trở lại và các chính sách hỗ trợ có thể giúp nền kinh tế tăng trưởng khoảng 6,8% vào năm 2022, cao hơn mục tiêu của Chính phủ là 6,0-6,5%.

Đơn vị phân tích dự báo lạm phát Việt Nam trong tầm kiểm soát với kỳ vọng khoảng 3,8% trong năm 2022, do tác động tăng giá của nhóm thực phẩm và xây dựng/nhà ở. Lãi suất tiền gửi có thể nhích nhẹ, song mức tăng là không đáng kể và chỉ diễn ra giai đoạn cuối năm.

Cập nhật ngày 15/7/2021: Dòng vốn mới vào TTCK giảm trong khi margin lại lên cao kỷ lục

Trong nhận định mới nhất, Dragon Capital – quỹ đầu tư nước ngoài thâm niên trên thị trường chứng khoán Việt Nam cho rằng lợi nhuận của khối doanh nghiệp niêm yết có thể chịu ảnh hưởng trước tác động tiêu cực của làn sóng Covid-19 kéo dài lên nền kinh tế và doanh nghiệp. Mức giảm sẽ chủ yếu bởi việc dịch bệnh kéo dài tác động lên nền kinh tế và doanh nghiệp.

Trước đó, Dragon Capital dự báo tăng trưởng lợi nhuận của 60 doanh nghiệp trong nhóm theo dõi dự kiến 46% trong năm nay, chủ yếu là nhóm ngân hàng, bất động sản và thép.

Với giả định mức tăng trưởng nếu giảm xuống còn 35%, VN-Index dự báo ở mức 1.350 điểm, tương đương P/E 14 lần. “Mức này không phải thấp so với những năm trước nhưng định giá thị trường Việt Nam vẫn hấp dẫn so với khu vực”, báo cáo cho hay.

Các nhà phân tích từ quỹ cũng nhìn nhận thị trường chứng khoán cần thêm thời gian tích luỹ để có thể tiếp tục xu hướng đi lên vào năm 2022. “Nếu thị trường thế giới tiếp tục tăng và không có yếu tố tiêu cực xảy ra, chứng khoán Việt có thể tiếp tục tăng trong 2022 nhờ các yếu tố cơ bản phục hồi mạnh sau dịch”, Dragon Capital nêu trong bản tin nhận định.

Dragon Capital nhìn nhận thông tin giãn cách xã hội tại một số tỉnh thành lớn trong đó có TP HCM khiến nhà đầu tư bắt đầu quan tâm hơn đến rủi ro dịch bệnh kéo dài có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng và định giá thị trường.

Với mức tăng 6,5% trong tháng 6, VN-Index đã có 5 tháng liên tiếp tăng điểm và ghi nhận mức kỷ lục tại 1.409 điểm với khối lượng giao dịch cao kỷ lục. Thanh khoản thị trường tăng 8% đạt bình quân 23.000 tỷ đồng/phiên trong tháng 6 sau khi hệ thống giao dịch mới đi vào vận hành. Tính trên 3 sàn, thanh khoản đạt gần 30.000 tỷ đồng, tăng 13% so với tháng trước đó.

Trong tháng 6 thị trường tiếp tục dẫn dắt bởi lớp nhà đầu tư mới. Số tài khoản mở mới trong tháng 6 140.000 tài khoản, tăng 23% so với tháng trước đó.

Đáng nói, dòng vốn margin ở mức cao kỷ lục khi các công ty chứng khoán tăng vốn thì dòng tiền mới nộp vào tài khoản có dấu hiệu bắt đầu giảm.

Trong khi đó, giao dịch của nhà đầu tư tổ chức có dấu hiệu tích cực trở lại. Trong tháng 6 khối ngoại bán ròng 3.900 đồng, xấp xỉ 1/3 mức của tháng 5. Riêng trong tháng 7, tính đến phiên giao dịch cuối tuần 9/7, khối này đã mua ròng 4.300 tỷ đồng.

Dựa trên đánh giá mức độ phức tạp của chủng virus, Dragon Capital hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam từ 6% về 5% để phản ánh các rủi ro hiện có. Đồng thời quỹ cũng nhấn mạnh, với gần 10% dư địa về tài khóa so với mức trần nợ công 65%, kỳ vọng chính phủ sẽ công bố các gói hỗ trợ kinh tế tiếp theo và nỗ lực đẩy nhanh giải ngân đầu tư công (tập trung vào các dự án phát triển hạ tầng) trong nửa cuối năm nay.

Công ty Chứng khoán Rồng Việt & VNDirect
Quý vị có nhu cầu Hợp tác hoặc Mua lại mạng xã hội đã cấp phép này, xin gọi 0924.113837 hoặc liên hệ qua email: [email protected]. Trân trọng.